Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm các thành phần của hạt là lớp cám gạo và mầm, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Gạo lứt có tác dụng gì?
Gạo lứt đỏ: Gạo có màu đỏ với hàm lượng vitamin B1, vitamin A, chất xơ dồi dào. Đây là loại gạo giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với với những người ăn chay, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường,….
Gạo lứt giúp giảm cân
Ăn gạo lứt có giảm cân không? Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ tạo cảm giác no lâu nên làm hạn chế sự thèm ăn của bạn. Ngoài ra, gạo lứt có chứa mangan giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Gạo lứt là một nguồn giàu chất xơ, điều này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ trong gạo lứt có khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch và về đường hô hấp. Xem thêm: 7 Căn Bệnh Tim Mạch Phổ Biến Nhất
Hơn nữa, hợp chất lignans có trong gạo lứt cũng giúp giảm huyết áp và cholesterol, đồng thời làm giảm cholesterol và giảm xơ vữa động mạch. ừ đó có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Gạo lứt có tác dụng gì? Theo các chuyên gia, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột biến, có lợi cho những người có nguy cơ tiểu đường hoặc đang kiểm soát mức đường huyết của họ. Gạo lứt hỗ trợ tiêu hóa
Gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ dồi dào nên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, đặc biệt nó còn có khả năng chống táo bón và chữa trị bệnh viêm đại tràng.
Tăng cường sức khỏe xương
Gạo lứt rất giàu canxi và magie giúp duy trì sức khỏe của xương. Nó có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng viêm khớp và loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra magie còn rất cần thiết cho việc hấp thụ canxi.
Gạo lứt giúp cải thiện tâm trạng
Chúng rất giàu chất xơ làm giảm mức cholesterol làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Nó cũng có tác dụng điều trị các bệnh khác như bệnh alzheimer, trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng.
Hơn thế nữa, với lượng vitamin B có trong gạo lứt giúp não và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
Ai KHÔNG nên ăn nhiều gạo lứt?
Một số đối tượng cần lưu ý KHÔNG NÊN sử dụng gạo lứt để tránh gây hại cho sức khỏe:
Những người có hệ tiêu hóa kém: Những người có tiền sử liên quan đến viêm ruột, ung thư đại thực tràng không nên sử dụng gạo lứt vì có thể gây ra các tình trạng tệ hơn cho sức khỏe như đau dạ dày, xuất huyết bao tử.
Người bị thiếu hụt canxi: Trong gạo lứt có chứa Axit phytic có khả năng phản ứng với một số khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, và magie trong đường tiêu hóa. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của những khoáng chất này trong cơ thể.
Người mắc bệnh thận: Gạo lứt chứa nhiều kali và photpho hơn gạo trắng nên những người bị mắc bệnh thận cần tránh sử dụng loại gạo này.
Người có khả năng miễn dịch kém: Những trường hợp này ăn nhiều gạo lứt có thể dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Một số lưu ý cần biết khi ăn gạo lứt
Mặc dù gạo lứt đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
Người đang bị ốm hoặc có sức khỏe kém nên hạn chế việc ăn gạo lứt vì có thể gây cản trở quá trình phục hồi sức khỏe.
Bên cạnh việc bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn, bạn cũng nên kết hợp với các nhóm dinh dưỡng cần thiết khác.
Không nên ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu và có thể ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
Không nên dự trữ gạo lứt quá lâu vì đây là loại gạo chỉ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.
Gạo lứt có lớp xơ bên ngoài nên sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng. Do đó, khi nấu, bạn cần cho nhiều nước hơn để hạt gạo nở, mềm.
Tóm lại, gạo lứt không chỉ là một nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bài viết này đã giới thiệu 6 lợi ích quý báu từ việc ăn gạo lứt, hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn về việc hiểu rõ hơn về gạo lứt và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhé!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.